Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Vấn nạn "nhái" thương hiệu hình ảnh tại làng game Việt



Hàng loạt sản phẩm nhái các hãng thời trang Adidas, Puma, Chanel.. tai avatar tren may tinh. xuất hiện tràn lan với đủ mẫu mã, mức giá cho đến nhỏ nhất như các hàng quán cắt tóc, gội đầu mượn tạm những bức hình của các ngôi sao, người mẫu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam game offline hay nhất. Nói nhỏ không hẳn là nhỏ, nó tạo tiền lệ cho thói quen "vay mượn" khi chưa được xin phép, hình thành nên tâm lý mặc định sử dụng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ khác xa với hàng chính hãng... Chính điều này gây nên thiệt hại đáng kể cho những đơn vị kinh doanh và cho chính cả người tiêu dùng. Thứ nhất là sụt giảm về doanh thu, uy tín, thứ hai là thiệt hại về kinh tế chung cho đến các vấn đề sức khoẻ, văn hoá... Và giờ, ngay tại một phần trong chiếc bánh thị trường Việt như ngành game cũng trở nên náo loạn, khó kiểm soát hơn bao giờ hết.







Dễ dàng nhận thấy nét giống nhau từ tên gọi, tiểu tiết, màu sắc của 2 sản phẩm



Trải qua một thời gian không hẳn là dài nhưng chắc chẳn không phải ngắn để tồn tại và phát triển như bây giờ, các sản phẩm, công ty phát hành game phải đối mặt với rất nhiều rào cản. Nếu việc chung tay xây dựng nên một làng game Việt văn minh, thành công là điều mà các đơn vị lẫn người chơi đều cố gắng, thì nhan nhản đâu đó vẫn là những chiến lược, kế sách "không đẹp" hòng kiếm doanh thu. Tên game na ná nhau giờ đã là "chiêu thức" quá cũ, những tâm thư sướt mướt, những con số khủng cũng chẳng còn hấp dẫn gì nhiều, thay vào đó là những chiêu trò mới hơn, lạ hơn, độc hơn và cũng... ảo diệu hơn. Một trong số này có lẽ phải nói đến việc tiện tay "vay mượn hình ảnh" của những sản phẩm khác, dù nói thẳng ra rằng có thể giữa hai sản phẩm chẳng có bất kỳ sự liên quan nào, cả về cốt truyện, lối chơi hoặc thể loại game.





Mặt trận "game bẩn" giờ đã có trang tin riêng



Tại một số trang tin tức giải trí và cả kênh truyền thông hữu hiệu nhất hiện nay là Facebook, có thể thấy mỗi ngày hàng loạt nội dung quảng cáo về game được đăng tải. Tuy nhiên, có hơn quá nửa trong số đó là những chiêu bài dùng mọi cách để thu hút người xem. Không chỉ sử dụng những danh xưng rất kêu, những câu từ đậm chất gợi dục mà còn cả những nội dung có hơi hướm "ăn theo" những sản phẩm thành danh khác. Có rất nhiều game thủ phản hồi với lời lẽ không mấy tích cực, nhưng đây cũng là sự phản kháng, chỉ trích rất bình thường khi một số đơn vị phát hành ngày càng lố lăng trong việc quảng bá game bằng mọi cách.





Thoạt nhìn người chơi sẽ nghĩ ngay đến Liên Minh Huyền Thoại...



Các trang tin, báo điện tử thông thường đều ngầm quy định chung với nhau về việc không tiếp tay quảng bá những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc cho những đơn vị không đủ điều kiện. Chính điều này hình thành nên những cảnh oái ăm khi người chơi có thể bắt gặp việc sản phẩm này lấy ảnh sản phẩm khác, những hình ảnh gợi dục từ nhẹ nhàng cho đến thô thiển, thậm chí là đạo nhái phim ảnh, truyện tranh... vô hình chung tạo nên sự hỗn loạn và khiến cái nhìn của xã hội về game ngày một xấu đi. Bên cạnh đó, những công ty chủ quản của các sản phẩm được đăng ký độc quyền có phần tỏ ra bất lực, không có động thái kiên quyết để đẩy lùi tình trạng trên.





... nhưng thực chất lại là Đại Náo Thiên Cung



Game thủ Thanh Minh Lê cho biết: "Cá nhân mình rất bức xúc, họ sử dụng những hình ảnh như vậy dễ khiến người chơi hiểu lầm về game, lắm khi lại quay sang chỉ trích các NPH vì đâu phải ai cũng có thời gian tìm hiểu cặn kẽ. Chưa kể đến nếu bố mẹ, ông bà thấy con cháu mình vào game với những hình ảnh thiếu vải, hở ngực thì chẳng biết nói sao. Nhiều lúc, đọc mấy trang tin game cũng vậy, toàn đưa tin về gái, về các sao JAV thấy chán vô cùng. Bảo sao người ta chả khắt khe với game, bảo sao thị trường Việt Nam không phát triển được!"



Thiết nghĩ, các NPH nên có những hành động kiên quyết hơn trong việc bảo vệ sản phẩm, uy tín thương hiệu của mình, tránh tình trạng những sản phẩm kém chất lượng "nguỵ trang", ăn theo những game được nhiều người yêu thích để đánh bóng tên tuổi, thu hút người chơi. Bên cạnh đó, game thủ cần tự hình thành cho mình thói quen chơi các game có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, đơn vị phát hành, trụ sở và cả giấy phép phát hành sản phẩm, tránh tình trạng tiền mất, tật mang. Đại diện của một NPH giấu tên cho hay: "Việc người ta sử dụng hình ảnh của nhau để kinh doanh trục lợi không phải là lạ, nhưng rất khó để quản lý cũng như các chế tài còn hạn chế. Tuy nhiên chúng tôi mong người chơi sẽ hợp tác cùng NPH kiên quyết không sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ những đơn vị kinh doanh không đẹp như thế, tạo điều kiện cho ngành game Việt phát triển thuận lợi, mạnh mẽ và văn minh hơn" Game bai Casino.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét