Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Lịch sử tiến hóa của game Trung Quốc từ góc nhìn ChinaJoy


Khi nhắc tới ChinaJoy, mỗi người trong chúng ta lại có những liên tưởng hoàn toàn khác nhau, có người nghĩ tới việc mong chờ những tựa game mới, có người lại tủm tỉm cười vì dàn showgirl xinh đẹp Game Ban Ca Chua Bắn Cà Chua Online. Với vai trò là hội chợ game quan trọng nhất của ngành game Trung Quốc, là nơi để những doanh nghiệp nội địa có cơ hội được thể hiện mình trước bạn bè quốc tế, chính vì lẽ đó mà ChinaJoy đã không ngừng tự hoàn thiện mình và mở rộng quy mô sau mỗi lần tổ chức.




ChinaJoy 2013



Nhân dịp ChinaJoy 2014 chỉ còn 1 ngày nữa là chính thức khai mạc, chúng ta sẽ cùng nhìn lại con đường tiến hóa của thị trường game Trung Quốc thông qua góc độ từ những hội chợ ChinaJoy.



Game Hàn Quốc độc chiếm thị trường tỷ dân



Vào thời điểm ChinaJoy được tổ chức lần đầu năm 2004, thị trường game online Trung Quốc đã đi được bước cơ bản đầu tiên nhưng do mạng internet vẫn chưa được phổ cập như bây giờ, nên đại bộ phận người chơi đều lấy quán net “làm nhà”, và hầu hết các sản phẩm phổ biến nhất đều tới từ Hàn Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2003, sản phẩm Legend of Mir do Shanda Games làm đại lý phát hành tại là cái tên tiêu biểu đã mang lại vị trí độc tôn giang hồ cho game online Hàn Quốc tại thị trường Trung Quốc.




Quang cảnh hội chợ ChinaJoy



Ở kỳ ChinaJoy thứ nhất, game online Hàn Quốc đã chiếm đa số những sản phẩm được triển lãm và làm lu mờ sự xuất hiện của những cái tên nội địa Trung Quốc. Phương diện những doanh nghiệp tới từ Âu – Mỹ cũng tương đối ít, có Ubisoft của Pháp và Nokia của Phần Lan tới giới thiệu game mobile, game Nhật Bản thì có hãng Sony tới quảng cáo PS2 vàEverQuest2.





Nhìn tổng thể sự kiện mà nói, các hãng game Trung Quốc tỏ ra quá yếu kém và sự thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn từ Âu – Mỹ đã khiến thị trường game online Trung Quốc trở nên quá đơn điệu. Nhưng trong vài năm sau đó, ngành game online Trung Quốc đã có tốc độ tăng trưởng thần tốc, dần dần đoạt được cương vị thống lĩnh thị trường nội địa chứ không chịu làm miếng mồi cho người khác khai thác.




ChinaJoy



Trong những kỳ ChinaJoy tiếp theo, số lượng game online Trung Quốc góp mặt ngày càng nhiều và bắt đầu thu hút được nhiều sự chú ý tời phía khách tham quan hơn.Perfect World, Tencent, ChangYou, Kingsoft… đều có biểu hiện xuất sắc, nhận được nhiều tình cảm từ phía người chơi, để rồi xuất hiện tại hội trường quan trọng nhất của ChinaJoy -Hội trường số 1 - và đương đầu trực tiếp với những thương hiệu từ nước ngoài. Từ năm 2010, nhiều ban ngành có liên quan như Bộ Tài Chính, Bộ Thương Vụ, Cục Thuế… của Trung Quốc đã dần thay đổi chính sách và đưa ra đề án giúp game online Trung Quốc có thể thuận lợi “xuất ngoại” hơn.



Từ thị trường game client đơn thuần đến phát triển đa nguyên hóa



Trong suốt 10 năm qua, ChinaJoy là nơi đã chứng kiến thị trường game online Trung Quốc từ bước đi chập chững ban đầu cho tới giây phút huy hoàng, là nơi để thế giới thấy rằng ngành game Trung Quốc đang không ngừng từ hoàn thiện mình: từ game client, webgame cho tới game mobile đều được đầu tư phát triển nghiêm túc và đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Đặc biệt hơn, ChinaJoy 2014 sẽ chứng kiến sự quay trở lại của game console đối với thị trường tỷ dân sau khi lệnh cấm kéo dài 13 năm được bãi bỏ, qua đó tăng thêm sự đa dạng và mở ra cơ hội kinh doanh mới ở đất nước này.



Webgame đi từ tiềm năng cho tới giai đoạn thu hoạch



Năm 2008,ngành webgame Trung Quốc bắt đầu có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty game online danh tiếng từ cả trong và ngoài nước, và cả những cơ quan đầu tư mạo hiểm đều rất lạc quan về lĩnh vực webgame mới nổi ở Trung Quốc.




ChinaJoy



Nhằm phát động không gian lợi nhuận và thị trường khổng lồ của webgame Trung Quốc, ban tổ chức ChinaJoy đã cho tiến hành “Diễn đàn phát triển webgame Trung Quốc”, nhằm mời gợi sự chú ý của các nhà phát triển, nhà vận hành, chuyên gia, kênh truyền thống trong ngành để cùng nhau định hướng, thảo luận để thúc đẩy tốc độ phát triển của lĩnh vực mới nổi này.



Sau đó, thị trường webgame Trung Quốc đã được bước sang một trang mới và gặt hái những thành tựu rất ấn tượng: trong năm 2009, quy mộ thị trường webgame đã đóng góp 860 triệu nhân dân tệ vào tổng thu nhập ca ngành, đạt tỷ lệ tăng trưởng 91,1% so với năm 2008. Số lượng webgame tính đến cuối năm 2009 là 516 sản phẩm, gấp gần 2 lần so với hồi cuối năm 2008 là 263 sản phẩm, tốc độ phát triển khiến nhiều người phải kinh ngạc.



Đến năm 2014, nhiều doanh nghiệp webgame Trung Quốc đã có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường, đại bộ phận đã niêm yết tên trên sàn chứng khoán, đi vào giai đoạn thu hoạch thành quả.



Thời đại của game mobile và game console



Trong năm 2012, game mobile bắt đầu bộc lộ tiềm năng và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ ban tổ chức ChinaJoy. Cho đến năm 2014, game mobile đã trở thành một “đứa con” ưa thích của nhiều hãng game lớn tại Trung Quốc, và ai cũng mang tới ChinaJoy 2014 một vài game mobile mới để giới thiệu tới công chúng cũng như đối tác của mình.





Bên cạnh đó, ChinaJoy 2014 còn là lần đầu tiên cho tổ chức sự kiện bên lề “Next-gen Arcade, Console and Home Entertainment Expo” (viết tắt là ACH) đã thu hút được nhiều tên tuổi lớn có liên quan nhưMicrosoft, Sony, Intel, Lenovo… tới tham gia. Hết webgame rồi tới game mobile, và bây giờ là game console co cơ hội được tiến quân vào thị trường Trung Quốc và để lại dấu ấn của mình game choi bai cho dien thoai.



Theo trí thức trẻ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét